Tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới
Lễ ra mắt sản phẩm mới là gì?
Lễ ra mắt sản phẩm mới là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp đến khách hàng của mình.
Lễ ra mắt sản phẩm mới (Product Launch Event) là sự kiện được thiết kế để tạo ấn tượng sản phẩm. Nói cách khách là gây chú ý và thu hút khách hàng, đối tác tiềm năng. Đây là sự kiện trọng yếu cho mọi doanh nghiệp. Thậm chí là yếu tố sống còn của những doanh nghiệp mới – các công ty khởi nghiệp.
Một buổi lễ ra mắt thành công không những giúp khách hàng sẵn sàng móc hầu bao mua sản phẩm. Mà thậm chí còn giúp doanh nghiệp nhận được sự quan tâm từ đối tác và truyền thông.
Các yếu tố để tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới thành công
Để sự kiện thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên có 3 yếu tố chính quyết định đến 90% sự thành công của lễ ra mắt đó là:
· Kế hoạch lễ ra mắt sản phẩm mới chi tiết
Một kế hoạch chi tiết giúp người quản trị biết mình cần phải làm gì, tiến hành như thế nào. Đồng thời một kế hoạch tốt sẽ giúp cho cả chương trình được vận hành một cách thuận lợi.
· Đội ngũ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Có được đội ngũ tổ chức chuyên nghiệp sẽ giúp cho buổi lễ diễn ra nhịp nhàng và thành công nhất.
Bất kỳ một sai sót nhỏ nào của lễ ra mắt cũng sẽ tạo ấn tượng xấu nơi khách hàng. Chính vì yêu cầu mức độ hoàn thiện cao như vậy; nên doanh nghiệp cần lựa chọn một đội ngũ có kinh nghiệm và có kỹ năng.
· Sự chuẩn bị kỹ càng
Sẽ luôn có những thiếu sót có thể xảy ra trong lễ ra mắt sản phẩm mới. Do vậy, sự chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp giảm thiểu tối đa sai sót và có phương án dự phòng
6 bước tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới
1. Lựa chọn địa điểm tổ chức lễ ra mắt
Lựa chọn không gian, địa điểm tổ chức quyết định rất lớn đến việc tiếp cận khách hàng.
Một không gian phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được đối tượng khách hàng tiềm năng. Đồng thời tạo được sự thống nhất về chủ đề buổi ra mắt.
Sự kiện ra mắt điện thoại không nơi nào phù hợp hơn một hội chợ các thiết bị di động. Chẳng doanh nghiệp nào lại ra mắt điện thoại tại hội chợ xe hơi đúng không nào?
2. Lên ý tưởng cho buổi ra mắt sản phẩm mới
Ý tưởng cho buổi ra mắt sản phẩm mới
Một điều căn bản nhất là ý tưởng sẽ phải lấy sản phẩm làm trung tâm. Hãy bắt đầu từ việc nghiên cứu sản phẩm. Dựa vào tính năng đặc điểm của sản phẩm sẽ giúp quý khách tìm được chủ đề cho toàn bộ buổi lễ. Theo đó quý khách cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc lên kịch bản tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới. Một ý tưởng tốt sẽ giúp tạo ấn tượng nơi khách tham dự.
3. Lên chương trình cho sự kiện ra mắt sản phẩm mới
Doanh nghiệp cần sắp xếp và bố trí các trình tự chương trình thật phù hợp.
Sau khi đã có chủ đề thì công đoạn tiếp theo là triển khai chương trình chi tiết. Chương trình sẽ có mấy phần, thời lượng là bao lâu. Thông điệp là gì… Ở giai đoạn này việc sắp xếp chương trình tạo thu hút người dự là cực kỳ quan trọng. Mục đích cuối cùng là để người tham dự sự kiện ghi nhớ ấn tượng về sản phẩm.
4. Lựa chọn thời điểm tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới
Thời điểm tổ chức sẽ phụ thuộc vào ngày sản phẩm chính thức có mặt trên thị trường. Một buổi ra mắt nên chọn thời điểm ít nhất là 2 tuần trước khi ra mắt. Tổ chức quá sớm sẽ không tận dụng được hiệu ứng của buổi ra mắt. Nếu tổ chức quá muộn sẽ hạn chế mức độ lan tỏa truyền thông của sự kiện.
5. Tiến hành công tác truyền thông
Làm sao tổ chức Lễ Ra Mắt Sản Phẩm Mới gây tiếng vang?
Đây mới chính là công cụ quan trọng để sản phẩm tạo được sự lan tỏa. Việc quảng bá trên truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp:
· Tạo được sự chú ý
· Thông báo cho khách hàng quan tâm
· Giúp khách hàng ghi nhớ sản phẩm
Thời điểm quan trọng nhất để sử dụng công cụ này là: trước buổi lễ ra mắt và trước khi sản phẩm có mặt trên thị trường.
6. Xây dựng hệ thống tiếp thị (Re-marketing)
Một buổi lễ ra mắt sản phẩm mới dù có thành công đến đâu thì không có gì đảm bảo 100% khách hàng tiềm năng sẽ mua hàng. Chính vì thế việc xây dựng hệ thống thu thập ý kiến, thông tin khách hàng là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp.
· Nhận được phản hồi về sản phẩm
Việc trải nghiệm sản phẩm giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin về khách hàng cũng như phản hồi trực tiếp.
Nhờ vào những ý kiến này, doanh nghiệp có thể xác định chiến lược tiếp theo. Đó có thể là những góp ý giúp sản phẩm được hoàn thiện hơn. Hoặc đơn giản là sản phẩm đó còn yếu điểm gì cần khắc phục.
· Thu thập được dữ liệu khách hàng
Đây chính là những khách hàng tương lai cần được chăm sóc. Dựa vào danh sách này, có thể xác định được đối tượng tiềm năng có đặc điểm gì. Và quan trọng hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp marketing khác phù hợp hơn.